top of page
Writer's pictureCo-CO

Vì sao thế hệ trẻ dần rời bỏ nông trại cà phê?

Updated: Sep 6, 2023

- No English version

Bài dịch có tóm tắt từ 25 Magazine của SCA về một chủ đề thú vị: Vì sao thế hệ trẻ dần rời bỏ nông trại cà phê?


Thế hệ trẻ là thế hệ chiếm đa số trên thế giới hiện nay, nhưng độ tuổi trung bình của nông dân làm cà phê lại tiếp tục có dấu hiệu tăng.


JOANNA FURGIUELE đưa ra câu hỏi: Có ai giải thích được vì sao các bạn trẻ dần bỏ nghề cà phê không, hay chúng ta có đang bị những nhận định sai lệch ngăn cản việc tìm ra giải pháp thực sự?


[Joanna là ai? JOANNA FURGIUELE là giám đốc quan hệ đối tác và sáng kiến chiến lược cho Hanns R. Neumann Stiftung và đã quản lý chương trình Coffee Kids trong ba năm qua. Joanna có bằng MBA UNC Kenan- Flagler Business School và bằng thạc sĩ quản lý môi trường tại Duke University. Cô cũng là người tiên phong cho Re: co Symposeium Randy Wirth Memorial Fellow]

[Hội nghị chuyên đề Re:co (Regarding: Coffee) là một sự kiện độc đáo được thiết kế để thảo luận cấp cao, đổi mới mang tính dẫn đầu và phát triển chiến lược cho những người đam mê và có ảnh hưởng trong thế giới cà phê đặc sản]



Ở Mỹ La Tinh, 20% trên tổng dân số có độ tuổi từ 15 đến 24 tuổi, đây là tỉ lệ dân số trẻ lớn nhất trong lịch sử của khu vực. Ở Châu Phi, hiện tại có 420 triệu thanh niên ở độ tuổi 15-35, và con số này sẽ tăng gấp đôi vào năm 2045. Tuy thế, độ tuổi trung bình của nông dân trồng cà phê lại trên 50 tuổi.


Khoảng cách về độ tuổi giữa nông dân trồng cà phê và thế hệ sau này có sự chênh lệch ngày càng lớn ở mức báo động. Thế hệ trẻ trong tương lai sẽ không chỉ có tiềm năng trở thành nông dân làm cà phê, mà họ còn có thể trở thành thế hệ lãnh đạo của cộng đồng nông thôn. Sự toàn cầu hóa mang lại cho chúng ta nhiều cơ hội mới: Cả thông tin và con người đều có thể hoạt động tự do hơn bao giờ hết. Đó là mạng lưới tích cực cho tất cả mọi người tham gia, nhưng cũng đồng nghĩa với việc trồng cà phê không còn là nghề tốt nhất để chọn lựa.


Chúng tôi hiểu rằng giữa những khủng hoảng về tài chính và khí hậu, sự ảnh hưởng của nó lên triển vọng và cơ hội sản xuất cà phê là rất lớn. Trong thời kỳ khủng hoảng, việc đưa ra những kết luận vội vàng là điều không tránh khỏi. Khi được hỏi “Vì sao các bạn trẻ lại rời bỏ cà phê?” câu trả lời thường được nhận lại đó là do giá trj thấp trước giờ của nó trong ngành công nghiệp.


Theo kinh nghiệm của tôi khi được làm việc với các bạn trẻ trong khoảng hơn 7 năm thì câu hỏi này đang được đặt trong khuôn khổ thiếu chính xác, dẫn đến việc đơn giản hóa câu trả lời cho 1 tình huống đặc biệt phức tạp. Thay vào đó, sao chúng ta không hỏi:

“Làm thế nào để chuyên nghiệp hóa cà phê trong toàn ngành để xứng đáng với tài năng và khát vọng của thanh niên trong cộng đồng sản xuất cà phê?”


Nếu muốn các bạn trẻ lựa chọn cà phê, chúng ta cần vượt ra ngoài những nhận định hời hợt này. Dưới đây, tôi sẽ nêu rõ 1 vài câu trả lời phổ biến cho câu hỏi “Vì sao các bạn trẻ lại rời bỏ cà phê?” và giải thích dựa vào từng tình huống với cái nhìn rộng và sâu hơn để các bạn có thể suy ngẫm.


1. Bền vững kinh tế

Giá của cà phê và sự biến động trên thị thường đang đẩy giới trẻ ra khỏi cà phê”


Khả năng kinh tế là yếu tố rất cần thiết để ngành sản xuất cà phê trở thành con đường sự nghiệp chính thống: trong tương lai, sẽ không có lực lượng lao động nào theo ngành sản xuất cà phê nếu nó không thể tạo ra thu nhập và ổn định về kinh tế.

Tuy nhiên, kinh tế không phải là nhân tố duy nhất ảnh hưởng đến giới trẻ, vì 2 lý do chính sau. Thứ nhất, giá cà phê nếu cao hơn sẽ vẫn không có nghĩa là các bạn trẻ nam nữ được nhận tiền nhiều hơn. Nếu nguồn nguyên liệu không được phân bổ đồng đều giữa các thành viên trong gia đình thì giá cà phê tăng cũng sẽ không làm tăng vốn khả dụng cho giới trẻ. Theo thông lệ, các thành viên trẻ có trách nhiện làm việc và góp sức cho trang trại của gia đình mình, nhưng không ai có quyền đưa quyết định hay nhận thù lao cho công sức mà họ bỏ ra cả.

Thứ hai, thậm chí nếu thu nhập được chia đều cho các thành viên trong gia đình, nó cũng không nhất thiết đủ với mục đích sử dụng của họ. Cà phê cần phải là con đường thú vị và truyền cảm hứng trong cuộc sống này, và giới trẻ cần phải kết nối với cà phê qua toàn bộ dây chuyền sản xuất. Nếu 1 bạn trẻ không cảm thấy nghề này có giá trị thì một mình yếu tố giá cả sẽ chưa đủ để họ chọn cà phê làm kế sinh nhai. Ngành công nghiệp cà phê cần nhận thức được rằng cuộc khủng hoảng giá ở hiện tại là hậu quả của sự mất cân bằng về thương mại và quyền lực trong quá khứ; nó thực sự là một thách thức bắt nguồn từ cơ cấu của ngành, và sẽ không thể được sửa đổi đơn phương chỉ qua lăng kính kinh tế. Yếu tố xã hội và môi trường cũng đóng vai trò quan trọng, cần phải đồng thời được chú ý để tạo nên hệ thống toàn diện hơn.


2. Nhập cư

Di cư ra khỏi vùng nông nghiệp cà phê là lựa chọn đầu tiên của bất kỳ thanh niên nào.”


Đúng thế, thanh niên thường muốn rời quê hương của mình để theo đuổi tấm bằng đại học hoặc đi tìm con đường sự nghiệp khác; tuy nhiên, không phải tất cả các thanh niên nam nữ đều lựa chọn như vậy. Nhiều bạn trẻ sẽ lựa chọn sống với cơ hội mà họ có được ở nơi họ sinh ra và lớn lên. Họ trân trọng khi được sống gần gia đình, làm việc bên ngoài và tự tạo dựng doanh nghiệp riêng cho mình. Di cư có thể rất khó khăn, bị cô lập và hết sức nguy hiểm. Rất khó tim 1 công việc tốt thậm chí là ở thành phố, nên việc ở xa gia đình sẽ còn nan giải hơn nữa.


3. Phát triển chuyên môn

“Người trẻ không muốn và không có động lực tham gia các khóa đào tạo dành cho người làm farm”


Độ tuổi trung bình của nông dân dần tăng lên, và phần lớn các chương trình đào tạo và phương pháp cải tiến chưa được tiếp cận bởi nông dân dưới 30 tuổi. Một nông dân trẻ đều yêu cầu sự hướng dẫn tỉ mỉ về khả năng phát triển, kỹ năng nghề, khác với một người nông dân kinh nghiệm chỉ cần hỗ trợ kĩ thuật công nghệ. Chương trình đào tạo này cũng quan trọng không kém trong nội dung huấn luyện: nó phải mang tính trải nghiệm, chuyên sâu trong một thời gian ngắn, cập nhật những đổi mới hay tin tức công nghệ, trau dồi cá nhân cũng như năng lực hợp tác.


4. Công nghệ

“Nông trại chẳng hấp dẫn trong một thế giới công nghệ cao”


Có một định kiến dai dẳng rằng người trẻ chỉ quan tâm đến một con đường sự nghiệp, đó là công nghệ cao. Nhưng đổi mới công nghệ không cần phải giống như Thung lũng Silicon - nó đơn giản là tiếp cận công cụ và kỹ thuật mới. Sản xuất cà phê phải được hiện đại hóa và chuyên nghiệp hóa. Tiến bộ công nghệ cũng phải ngang hàng với tiếp cận nguồn tài nguyên cơ bản. Điện, internet, giao thông và những tiến bộ khác ở mảng cơ sở hạ tầng cũng tác động đáng kể trong việc thu hút giới trẻ.


5. Đầu tư trong ngành

“Dù các sáng kiến từ giới trẻ còn hạn chế, ngành cà phê vẫn được đầu tư đầy đủ để giải quyết vấn đề này”


Trong một thời gian dài, trong ngành cà phê, tính bền vững đã ngang hàng với cải thiện năng suất. Ngành công nghiệp đã thúc đẩy người tiêu dùng tập trung hơn vào xuất xứ, chất lượng, các chứng nhận và những nhãn hiệu minh bạch thương mại, dù còn mập mờ. Tuy nhiên, những sáng kiến ​​này vẫn khiến các gia đình làm nông rơi vào khủng hoảng giá cả và nó chỉ tập trung vào chuỗi cung ứng hiện nay. Thực trạng này không ảnh hưởng đến những người nông dân đang cố gắng tham gia vào thị trường, bao gồm cả những người trẻ tuổi đang lên. Tôi tin rằng chúng ta cần nguồn tài trợ hợp lý cho sáng kiến ​​về sự bền vững cả trong và ngoài mạng lưới chuỗi cung ứng.

Hầu hết chương trình dành riêng cho thanh thiếu niên, những chương trình đã tốn nhiều thời gian và tài nguyên, vẫn không giải quyết được sự phức tạp của tình hình - họ cần đầu tư lớn hơn nữa. Sự cam kết với khả năng tiếp cận đa chiều, nâng cao yếu tố giám sát và kiểm định sẽ đem đến những tín hiệu tốt hơn.


Để làm tốt điều này, điều quan trọng đối với công ty là phải hợp tác với các tổ chức phi lợi nhuận và tổ chức cộng đồng có nguồn lực dồi dào. Những thách thức từ xã hội và môi trường chúng ta phải đối mặt đòi hỏi sự hợp tác này, để thúc đẩy đầu tư cũng như tính chuyên môn.


6. Nhìn nhận lại những vấn đề trong giải pháp ‘đặt con người làm trung tâm’:

Là một ngành công nghiệp, điều quan trọng là luôn đào sâu vào những thách thức cấp bách nhất, cũng như tránh đưa ra giả định về nguyên nhân gốc rễ mà chưa hỏi ý kiến ​​người bị ảnh hưởng. Ở mức độ cơ bản, đó là một lời nhắc nhở quan trọng khi ta đang thảo luận trên phương diện cá nhân bởi: Mỗi người trẻ có nhu cầu, mong muốn, sở thích và cơ hội riêng; những khía cạnh đó đều không có nghĩa vụ với ta – hay họ - để giải quyết tình hình. Ta không nên quên hai khía cạnh rất con người trong cuộc trò chuyện này.


Trong khi ngày càng nhiều thách thức mang tính phức tạp, người trẻ xứng đáng được chú ý, tập trung và đóng góp. Nếu ta tiếp cận và mời người trẻ tham gia vào cuộc thảo luận này, cùng với khả năng sáng tạo và làn gió mới, chúng ta có thể cùng nhau hướng tới các giải pháp cấp thiết. Cùng nhau ta có thể duy trì cộng đồng cà phê vùng ngoại tỉnh và ngành công nghiệp cà phê – ngành mà tất cả chúng ta đều say mê.




65 views0 comments

Comments


bottom of page