No English version
Trong khi không có ghi nhận nào khẳng định chính xác nguồn gốc con người bắt đầu biết đến cà phê là khi nào và ở đâu, nhiều người cho rằng nó bắt nguồn từ nơi có tên gọi là Ethiopia hoặc các khu vực lân cận đó. Theo cuốn sách Văn Hóa Cà Phê: Trải Nghiệm Địa Phương, Kết Nối Toàn Cầu của tác giả Catherine M.Tucker, người đầu tiên sử dụng cà phê có thể là tổ tiên của người Oromo- một dân tộc ở Ethiopia, là người được dân du lịch đến từ Châu Âu cho rằng họ đã trộn trái và hạt cà phê xay với mỡ động vật để tạo nên “những viên thức ăn giàu năng lượng và có khả năng sử dụng lâu dài”.
Vào thế kỉ thứ 15, Đế quốc Ottoman của Thổ Nhĩ Kỳ mở rộng lãnh thổ tới các phần ở Bắc Phi, Trung-Đông Âu và Châu Á. Điều này cho phép họ kiểm soát tốt những tuyến đường thương mại chính của Châu Á, Châu Phi và Châu Âu. Tại đây họ dường như đã tìm thấy cà phê.
Sau khi cà phê được giới thiệu là 1 loại thức uống, người Thổ Nhĩ Kỳ đã phát minh ra 1 trong những phương pháp pha cà phê thủ công đầu tiên. Hạt cà phê rang được nghiền ra bằng cối xay, thêm vào ít nước, và sau đó đun sôi trong 1 chiếc nồi đặc biệt gọi là cezve. Không lâu sau đó, phương pháp pha chế này được lan truyền từ nhà hàng Sultan sang những gia đình giàu có khắp Đế Quốc Ottoman, và cho đến khi toàn bộ người dân ở đây được thưởng thức nó.
Ở thời Ottoman, người dân Thổ Nhĩ Kỳ đã cố gắng giữ vị trí độc quyền về sản xuất cà phê bằng cách cấm xuất khẩu, nhưng dường như để duy trì việc này là điều không thể. Hạt giống được buôn lậu sang các nước khác và cuối cùng được ưa chuộng ở Châu Âu, nơi mà các cơ quan lãnh đạo Châu Âu khác nhau phải tìm đến thuộc địa các nước Châu Phi để yêu cầu cung cấp thêm cà phê nhằm phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng.
Sự bành trướng thuộc địa dẫn tới sự tiếp cận cà phê trở nên rộng rãi hơn, đến thế kỷ thứ 18, cà phê trở thành loại thức uống được nhiều người ưa chuộng trên thế giới. Mặc dù tại thời điểm này, cà phê chỉ được giới thượng lưu giàu có yêu thích, chỉ khi những dụng cụ pha chế cà phê thủ công được phát minh với giá cả phải chăng và dễ tiếp cận thì mọi người ở mọi tầng lớp mới có cơ hội thưởng thức và yêu thích cà phê.
NHỮNG DỤNG CỤ PHA CHẾ THỦ CÔNG ĐẦU TIÊN
Khi cà phê được biết đến ở Châu Âu,nó thường được pha bằng cách cho nước vào cà phê đã xay và đun sôi trong 1 chiếc bình/ ấm, tương tự như cách thưởng thức của người Thổ. Cà phê du nhập vào lục địa Châu Âu cùng lúc với cuộc cách mạng công nghiệp. Vào thời điểm đó, hầu hết mọi người uống bia hoặc rượu như loại thức uống an toàn thay thế cho nước. Sự ra đời của cà phê cho phép công nhân làm việc tại nhà máy không gặp trở ngại bởi tác dụng phụ bị say khi uống bia rượu.
Vào thế kỷ thứ 19, phương pháp chảy nhỏ giọt khi pha được sử dụng rộng rãi ở Pháp và trở nên thịnh hành. Theo cách này, cà phê xay sẽ được cho vào bình, đặt vào giữa 2 ngăn của chiếc bình đó, và tiếp theo nước sôi được rót từ trên chảy xuống ngăn phía trên. Nước sẽ ngấm vào bột cà phê và chảy nhỏ giọt xuống ngăn chứa phía dưới.
Tại ở thời điểm này, sự chuẩn bị cho cà phê trong nước được phát triển và thực hiện rất nghiêm túc. Vào năm 1908, giấy lọc cà phê đầu tiên được phát minh bởi 1 người phụ nữ người Đức tên Amalie Auguste Melitta Bentz, giấy lọc giúp bà ấy pha cà phê mà không để lại cặn cà phê và mùi vị cũng rõ rệt hơn. Trong cùng năm, Bà vừa có ý tưởng phát minh ra giấy lọc, vừa thành lập công ty Melitta.
Melitta cùng chồng của bà đã giới thiệu phễu lọc của mình tại Hội Chợ Thương Mại Leipzig vào năm 1909, nơi mang đến sự thành công cho bà. Sau 1 vài điều chỉnh được áp dụng, phễu lọc cà phê hình nón ra đời và rất được ưa chuộng vì thiết kế cải tiến của nó.
コメント