Bởi sự nhầm lẫn về ngày ghi trên nhãn dán ở hộp sữa, nhiều người tiêu dùng đã vứt bỏ chúng trước khi bị hỏng.
Sữa hết hạn sau bao lâu sẽ không còn tốt nữa?
Theo tiêu chuẩn NSF (National Science Foundation) – Hiệp hội về an toàn thực phẩm, 78% người tiêu dùng vứt bỏ sữa và các sản phẩm làm từ sữa khi quá hạn sử dụng.
Nhưng ngày hạn ghi trên sản phẩm không có ý nghĩa rằng sản phẩm không còn an toàn để sử dụng. Thực ra sữa vẫn có thể dùng được thêm nhiều ngày sau ngày hết hạn.
Bài viết dưới đây sẽ giải thích ý nghĩa của ngày hạn ghi trên sản phẩm sữa và bạn có thể tiếp tục sử dụng chúng bao lâu sau ngày hết hạn.
Ý nghĩa của ngày ghi trên sản phẩm sữa
Việc nhầm lẫn ngày hạn ghi trên sản phẩm đã dẫn đến 20% lượng rác thải lãng phí ở Mỹ.
Nguyên nhân chính là do Cơ quan quản lý Thực Phẩm và Dược Phẩm (FDA) không quy định việc ghi ngày hạn trên sản phẩm, ngoại trừ sữa dành cho trẻ em.
Một số tiểu bang quy định về việc có nên dán nhãn ngày hết hạn lên sản phẩm hay không và thông tin thể hiện như thế nào, nên những quy định này khác nhau ở các bang.
Vì vậy bạn có thể thấy ngày ghi trên hộp sữa sẽ theo các cách khác nhau – và không có cách nào thể hiện an toàn thực phẩm
Best if used by (Sử dụng tốt nhất trước). Ngày này cho biết thời điểm sữa có chất lượng tốt nhất.
Sell by (Bán trước). Ngày này giúp các cửa hàng quản lý kho tốt hơn, vì nó cho biết thời điểm bán mà sữa được đảm bảo chất lượng tốt nhất .
Use by (Sử dụng trước). Ngày này cho biết ngày cuối cùng mà sản phẩm còn giữ chất lượng tốt nhất.
Tóm lại FDA không yêu cầu nhà sản xuất in ngày hết hạn lên các sản phẩm sữa. Thay vào đó, bạn sẽ thường thấy dòng “sử dụng trước” hoặc “bán trước” ngày – thông tin này là một khuyến nghị liên quan đến chất lượng sản phẩm, không phải sự an toàn khi dùng sản phẩm
Sữa còn an toàn để uống trong bao lâu sau khi hết hạn?
Thanh trùng là quá trình xử lý sữa liên quan đến việc đun nóng sữa để tiêu diệt các vi khuẩn có hại, bao gồm E. coli, Listeria và Salmonella. Bằng cách này, thời hạn sử dụng của sữa được kéo dài thêm 2-3 tuần.
Tuy nhiên quá trình thanh trùng không thể tiêu diệt hết vi khuẩn, nên những vi khuẩn còn sót lại sẽ tiếp tục phát triển, và cuối cùng sẽ khiến sữa bị hỏng.
Một nghiên cứu cho thấy nhiệt độ tủ lạnh ảnh hưởng rất nhiều đến việc sữa sẽ giữ được chất lượng tốt trong bao lâu so với ngày hết hạn. Chỉ đơn giản bằng cách giảm nhiệt độ tủ lạnh từ 43°F (6°C) xuống 39°F (4°C), thì thời hạn sử dụng đã được kéo dài thêm 9 ngày.
Mặc dù không có khuyến nghị nào cụ thể, nhưng đa số các nghiên cứu cho thấy rằng miễn là sữa được bảo quản đúng cách thì đối với sữa chưa được mở nắp thường vẫn giữ được chất lượng tốt thêm 5-7 ngày so với ngày được ghi trên bao bì, và đối với sữa đã được mở sử dụng thì vẫn có thể kéo dài ít nhất 2-3 ngày so với ngày được ghi trên bao bì.
Nhưng nếu sữa không phải là sản phẩm bảo quản được lâu, thì không nên để chúng ở nhiệt độ phòng quá 2 tiếng, vì điều này làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
Sữa tươi chưa được thanh trùng sẽ có hạn sử dụng ngắn hơn. Uống loại sữa này cũng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
Cuối cùng là loại sữa không cần để tủ lạnh, còn được gọi là sữa ổn định ở nhiệt độ phòng hoặc tiệt trùng, được sản xuất bằng phương pháp xử lý siêu nhiệt (UHT). Phương pháp này tương tự như thanh trùng nhưng được xử lý ở nhiệt độ cao hơn, và sữa sử dụng phương pháp này có thể được bảo quản an toàn ở nhiệt độ phòng.
Sữa tiệt trùng sẽ vẫn giữ được chất lượng tốt trong 2-4 tuần sau ngày in trên bao bì nếu được bảo quản ở môi trường thoáng mát hoặc lên đến 1-2 tháng nếu được bảo quản trong tủ lạnh. Nhưng sau khi đã mở nắp, sữa tiệt trùng nên được bảo quản trong tủ lạnh và sử dụng trong vòng 7-10 ngày.
---
Cách để bảo quản sữa được lâu hơn
Chất lượng của sữa sẽ vẫn còn tốt nhiều ngày sau ngày hạn ghi trên bao bì. Tuy nhiên, nếu không bảo quản và xử lý đúng cách, sữa vẫn có thể bị hỏng.
Dưới đây là cách mà bạn có thể giữ sữa không bị hỏng quá nhanh:
Nếu không phải sữa tiệt trùng, bạn nên để chúng trong tủ lạnh ngay khi mua về
Để nhiệt độ tủ lạnh ở mức 38°F (3°C) - 40°F (4°C)
Bảo quản sữa ở ngăn trong tủ lạnh thay vì để ở cánh tủ lạnh
Sau khi sử dụng, đóng nắp chặt và cất ngay vào tủ lạnh
Sữa có thể cấp đông đến 3 tháng, nhưng việc đông lạnh và rã đông sau đó có thể dẫn đến sự thay đổi về kết cấu và màu sắc của sữa. Nhưng chúng vẫn an toàn để sử dụng.
Tóm tắt
Sau khi mở nắp, hầu hết sữa vẫn giữ được chất lượng an toàn nhiều ngày sau hạn sử dụng ghi trên bao bì. Việc bảo quản và xử lý đúng cách sẽ giúp sữa giữ được độ tươi ngon và an toàn lâu hơn. Tuy vậy, bạn vẫn cần phải kiểm tra sữa có dấu hiệu hư không trước khi uống.
---
Làm sao để chắc rằng sữa vẫn còn an toàn để uống?
Vì ngày ghi trên bao bì không thường dùng để nói về sự an toàn của sản phẩm, nên cách tốt nhất để đánh giá sữa còn uống được hay không là sử dụng giác quan của bạn.
Dấu hiệu đầu tiên cho biết sữa không thể sử dụng được chính là sự thay đổi ở mùi vị.
Sữa hỏng sẽ có mùi chua đặc trưng, đó là do axit Lactic được sinh ra bởi vi khuẩn. Các dấu hiệu khác bao gồm màu ngả vàng và kết cấu sữa bị vón cục.
Tóm tắt
Dấu hiệu sữa bị hỏng và không còn an toàn để uống là khi sữa có mùi và vị chua, màu sắc thay đổi và kết cấu vón cục.
---
Tác dụng phụ khi uống phải sữa hết hạn
Uống phải một hoặc hai ngụm sữa đã hỏng thường không có khả năng gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng cho cơ thể.
Tuy nhiên nếu tiêu thụ một lượng vừa hoặc lớn có thể gây ngộ độc thực phẩm và dẫn đến các triệu chứng như buồn nôn, ói mửa, đau dạ dày và tiêu chảy.
Nếu triệu chứng kéo dài và trở nên tệ hơn, hoặc nếu cơ thể bạn bắt đầu có dấu hiệu mất nước, bạn nên tìm đến sự trợ giúp từ các bác sĩ và chuyên gia y tế
Tóm tắt
Uống chỉ một ngụm sữa đã hỏng sẽ không gây hại gì cho cơ thể, nhưng khi uống nhiều sẽ gây ra ngộ độc thực phẩm và dẫn đến các triệu chứng như buồn nôn, đau dạ dày và tiêu chảy.
---
Bởi sự nhầm lẫn về ngày ghi trên nhãn dán ở hộp sữa, nhiều người tiêu dùng đã vứt bỏ chúng trước khi bị hỏng.
Hầu hết sữa vẫn an toàn để uống nhiều ngày sau ngày hết hạn, nhưng việc kiểm tra tình trạng của sữa trước khi uống cũng rất cần thiết.
Để hạn chế sự lãng phí, sữa đã cũ có thể sử dụng cho việc làm bánh hoặc nấu súp.
Nguồn: Healthline
Comments