Có 1 số vấn đề được cho là khả dĩ vì sao bài test cá nhân của anh ấy có vẻ ‘chống lại’ bài nghiên cứu: có thể anh ấy là người có thói quen uống cà phê mỗi ngày (có thể nhóm người trong bài nghiên cứu thì không); có thể trong bài nghiên cứu được nạp đường và caffeine khác với cuộc sống thực tế; cũng có thể cơ thể của mỗi người phản ứng khác nhau..
Trước khi đọc bài, chúng ta cùng xem qua glucose là gì và chỉ số glucose được cho phù hợp
Glucose (còn gọi là đường) là nguồn năng lượng chính đi nuôi cơ thể, được chuyển hóa từ các loại thực phẩm mà chúng ta cung cấp cho bản thân mỗi ngày. Trong máu của con người luôn có một lượng
Glucose nhất định để đảm bảo việc cung cấp năng lượng cho các hoạt động thường ngày:
· 90 - 130 mg/dl (tức 5 - 7,2 mmol/l) ở thời điểm trước bữa ăn.
· Dưới 180 mg/dl (tức 10 mmol/l) ở thời điểm sau ăn khoảng 1 - 2 tiếng.
· 100 - 150 mg/l (tức 6 - 8,3 mmol/l) ở thời điểm trước khi đi ngủ.
Đo chỉ số Glucose của mình ở những khoảng thời gian đo này và đối chiếu chỉ số cho phù hợp để biết mình có mắc bệnh tiểu đường hay không.
Nếu định lượng glucose trong máu ở cao hơn mức kể trên thì người bệnh có khả năng mắc rối loạn dung nạp glucose. Nếu đường máu tại thời điểm bất kỳ lớn hơn 200 mg/dl (11.1 mmol/l), có thể chẩn đoán đã mắc bệnh đái tháo đường.
Nguồn: vinmec.com
---
[Liệu chúng ta có nên uống cà phê trước bữa sáng?]
I. Báo cáo trên CNN (được kể theo thứ tự trên video nói lại của anh James Hoffman, link bên dưới)
Nếu bạn uống cà phê trước khi dùng bữa sáng thì bạn sẽ tiếp thu lượng glucose nhiều hơn vào trong cơ thể (lượng glucose này đến từ bữa sáng)
Trước hết chúng ta sẽ đi qua 1 bài báo cáo từ CNN, có 3 group tham gia thử nghiệm được chia như sau:
Group 1: Không uống cà phê vào buổi sáng và đã có 1 giấc ngủ ngon lành.
Sau giấc ngủ ngon lành, group 1 đã uống dung dịch được pha 75g glucose trong nước (đây là 1 cách rất tiêu chuẩn để kiểm tra cơ thể chúng ta phản ứng với thức ăn mà đặc biệt là đường như thế nào, gọi là Oral Glucose Tolerance Test – nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống - đây là xét nghiệm giúp đo lường khả năng dung nạp glucose của cơ thể)
Những gì mà nhà xét nghiệm muốn nhìn thấy là 1 lượng đường trong máu tăng đột biến nhỏ sau đó trở về bình thường nhanh chóng. Nếu nó tăng trưởng nhanh và quá cao thì nó sẽ trở thành một mối lo ngại hoặc dấu hiệu cho các tiềm năng về bệnh tiểu đường, và các vấn đề sức khỏe khác. Để giải thích thêm rõ nghĩa thì chúng ta nên biết thông tin này: nếu lượng đường trong máu tăng ít hơn và diễn ra trong thời gian ngắn hơn thì có nghĩa là sức khỏe chúng ta tốt hơn.
Group 2: Ngủ không ngon giấc bởi vì bị đánh thức mỗi giờ và phải bỏ ra 5 phút để trả lời tin nhắn
Sáng hôm sau họ được cho uống cà phê và tham gia làm bài kiểm tra bằng cách tương tự Group 1 là uống dung dịch được pha 75g glucose (nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống)
Group 3: Cũng không được ngủ ngon giấc nhưng cũng không uống cà phê mà tham gia luôn vào bài test.
Kết quả nhận được từ 3 nhóm này khá là bất ngờ, 1 điều mà các nhà nghiên cứu kỳ vọng là nhóm người có giấc ngủ không ngon nên có phản ứng tệ hơn thông qua xét nghiệm thật ra lại không xảy ra. Nhưng nhóm người uống cà phê trước lại có lượng đường tăng đột biến trong máu nhiều hơn thông qua xét nghiệm Dung nạp glucose đường uống.
II. Theo quan điểm của James Hoffman
Khi anh James Hoffman đọc bài nghiên cứu này thì ảnh đã tự gắn vào mình 1 thiết bị đo đường trong máu và có thể đọc được các dữ liệu đo lường thông qua app điện thoại. Anh ấy đã có 4 trải nghiệm khác nhau qua 4 ngày liên tiếp. Để có trải nghiệm tương đường thì 75g glucose tương đương với 300 calories và anh ấy đã chọn những bữa sáng có tương đương 300 calories và thay thế 300mg liều lượng caffeine trong cà phê hòa tan Nescafe (của case nghiên cứu) thành 20g cà phê filter và pha thành phẩm 300ml dung dịch cà phê (case này được cho là ít caffeine hơn so với bài nghiên cứu nhưng thực tế hơn)
Ngày 1: Ăn sáng và không uống cà phê
Ngày 2: Uống cà phê sau đó ăn sáng
Ngày 3: Uống cà phê -> ăn sáng -> tập thể dục
Ngày 4: Cà phê -> trứng (trứng có nhiều protein mà theo anh James có thể tạo nên ảnh hưởng với đường) -> sau đó mới là bữa sáng
Đối với cá nhân anh James thì anh ấy không quá lo ngại về thứ tự của việc uống cà phê trước hay ăn sáng trước – vì anh ấy thấy có không nhiều ảnh hưởng lớn thông qua bài test.
Có 1 số vấn đề được cho là khả dĩ vì sao bài test cá nhân của anh ấy có vẻ ‘chống lại’ bài nghiên cứu: có thể anh ấy là người có thói quen uống cà phê mỗi ngày (có thể nhóm người trong bài nghiên cứu thì không); có thể trong bài nghiên cứu được nạp đường và caffeine khác với cuộc sống thực tế; cũng có thể cơ thể của mỗi người phản ứng khác nhau..
Đây chỉ là 1 quan điểm cá nhân và James không phải là nhà khoa học hay là chuyên gia về sức khỏe – tuy nhiên cũng đáng để tham khảo nhỉ?
III. Lời kết
Đến đây, chúng ta có thể đọc đến đoạn cuối của bài báo cáo trên CNN: Rằng hầu hết các bữa sáng thường có nhiều carbohydrate (thường là đường) vì vậy trong bài test với 75g glucose được xem là tương tự với thực tế. Tuy nhiên thì, nếu bữa sáng của chúng ta có ít đường hơn thì điều đó chắc chắn sẽ làm giảm (hoặc thậm chí loại bỏ) sự tăng đột biến glucose trong máu mà chúng ta thấy sau khi ăn. Có 1 điều đáng yên tâm trong bài nghiên cứu chính là một đêm mất ngủ không làm ảnh hưởng nhiều đến việc kiểm soát trao đổi chất của chúng ta - Giáo sư James Betts, giáo sư và đồng giám đốc Centre for Nutrition, Exercise and Metabolism của the University of Bath tại nước Anh.
Còn bạn, bạn có uống cà phê trước bữa sáng không?
---
Link Youtube anh James Hoffman: https://www.youtube.com/watch?v=U8CJ_DCeADY
Link bài báo cáo của CNN: https://edition.cnn.com/2020/10/01/health/coffee-first-thing-in-the-morning-wellness/index.html
Comments