top of page
Writer's pictureCo-CO

Ethiopian Coffee Ceremony

Updated: Sep 13, 2023

Nghi lễ cà phê hoặc gọi là Buna - là một phần quan trọng trong văn hóa người Ethiopia được lưu truyền qua nhiều thế hệ.

  • English below

Chúng ta đều đã biết đến cà phê đến từ đất nước Ethiopia – một trong những vùng nguyên liệu cà phê nổi tiếng trên thế giới. Cà phê Ethiopia cũng thường rất “an toàn” để trở thành 1 lựa chọn cho chúng ta mỗi khi đến một quán cà phê mà chưa biết gu ở đó thế nào.


Truyền thuyết kể rằng, có chàng trai chăn dê đã tìm thấy cà phê thông qua sự hưng phấn khác thường từ những chú dê của mình khi ăn phải một loại quả trên một cây lạ...

Vẫn còn 1 điều mà chúng ta nên biết khi nhắc đến Ethiopia đó là Nghi lễ cà phê của họ. Nghi lễ cà phê hoặc gọi là Buna - là một phần quan trọng trong văn hóa người Ethiopia được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Đây còn là một nghi lễ được xem là bắt buộc khi có khách đến thăm. Nghi lễ này được thực hiện thế nào?


Được thực hiện bởi một người phụ nữ trẻ ở trong gia đình (không phải là nam giới) Người phụ nữ trước hết sẽ rải cỏ tươi và hoa trên sàn. Cô ta sẽ thắp trầm hương để xua đuổi tà ma, trầm hương này sẽ được thắp xuyên suốt buổi lễ. Hạt cà phê xanh lúc này mới được làm sạch bằng cách được để vào trong một cái chảo nóng, có tay cầm dài, cô sẽ giữ chảo nóng trên than nóng hoặc với lửa nhỏ. Cô lắc hoặc khuấy để tách các vỏ trấu ra khỏi hạt cà phê. Cà phê sau đó sẽ được rang lên trong cùng chiếc chảo này. Hương thơm của hạt cà phê khi rang mới này được xem là một phần quan trọng trong nghi lễ. Cà phê được xay bởi một dụng cụ mà để chúng ta dễ hình dung là giống như cối và chày – với dụng cụ như thế này, chúng ta có thể hình dung được cà phê được xay ra ở kích cỡ khá thô. Ấm nước được đun sôi trước đó cũng vừa kịp lúc đạt đến nhiệt độ pha cà phê, cô ấy sẽ cho cà phê vào chiếc ấm này – gọi là jebena . Cà phê sẽ được phục vụ bằng cách rót vào các chiếc tách không tay cầm được đặt sát nhau trên một chiếc khay, khi rót, dòng cà phê không được ngắt quãng, không gây ồn và phải cách miệng ly khoảng 1 gang tay, kỹ thuật này được áp dụng để hạn chế các hạt cà phê vẫn còn nằm ở đáy ấm mà không bị rớt vào ly uống.

Nghi lễ này được thực hiện trong khoảng 2 đến 3 tiếng, vì khâu chuẩn bị cũng khá là lâu. Thông thường, người được mời phải tham gia ít nhất đủ 3 vòng uống, hoặc sẽ bị cho là thô lỗ, không phải phép. Tại sao lại là ba vòng uống? Người Ethiopia tin rằng tinh thần được biến đổi qua ba giai đoạn trong nghi lễ này lần lượt Abol, Tona và Baraka, vòng thứ ba – Baraka có nghĩa là sự chúc phúc lành cho người uống. Cà phê thường được dùng kèm với đường hoặc muối mà không phải là sữa. Món ăn nhẹ kèm theo thường là bỏng ngô, đậu phộng, bánh mì ngọt, lúa mạch, trong đó bỏng ngô - gọi là fundeesha, mang ý nghĩa của sự hòa bình và cũng giúp cho nghi lễ trông đẹp mắt hơn.

 

Legend says that it was Kaldi, an Ethiopian goat herder who first discovered coffee. His goats, it seems, were displaying extra energy during the day and refusing to sleep at night. Kaldi noticed this behaviour would occur after his goats had eaten berries from a specific tree...

Ethiopia is know as coffee birth-place but it is also famous for its traidional Ethiopian coffee ceremony (is spoken in Amharic “Buna”). Let’s see what does a Buna look like?


First, the woman who is performing the ceremony spreads fresh, aromatic grasses and flowers across the floor. She begins burning incense to ward off evil spirits and continues to burn incense throughout the ceremony. She fills a round-bottomed, black clay coffeepot (known as a jebena) with water and places it over hot coals.

Then, the hostess takes a handful of green coffee beans and carefully cleans them in a heated, long-handled, wok-like pan. Holding the pan over hot coals or a small fire, she stirs and shakes the husks and debris out of the beans until they are clean.

Once the beans are clean, she slowly roasts them in the pan she used to clean them. The aroma of the roasted coffee is powerful and is considered to be an important aspect of the ceremony. After the hostess has roasted the beans, she will grind them. She uses a tool similar to a mortar and pestle. With these tools, she crushes the beans into a coarse ground. By the time the beans are ground, the water in the jebena is typically ready for the coffee. The performer removes a straw lid from the coffeepot and adds the just-ground coffee. The mixture is brought to a boil and removed from heat.

The ceremony performer pours the coffee in a single stream from about a foot above the cups, ideally filling each cup equally without breaking the stream of coffee. The dregs of the coffee remain in the pot. This technique prevents coarse grounds from ending up in the coffee cups. Guests may add their sugar or salt if they’d like. Milk is not typically offered.

To be polite, guests should join in the ceremony at least 3 rounds – 3 serving are known as abol, tona, baraka. Each cup is said to transform the spirit, and the third serving is considered to be a blessing to those who drink it.

Snacks of roasted barley, peanuts, popcorn or coffee cherries may accompany the coffee. Popcorn – known as fundeesha, is the most popular snack and help of decorating for the ceremony and bring the meaning of peace.


6 views0 comments

Comments


bottom of page