[No English version]
The Decision Tree – Là 1 khóa học miễn phí trực tuyến, đưa ra phân tích về sự ảnh hưởng của khí hậu lên ngành cà phê.
Các bạn có thể đăng ký trở thành thành viên của Barista Hustle và học thêm về vấn đề này nếu có quan tâm.
Sau bài dịch Dấu chân các-bon trong canh tác cà phê, team Co-CO tiếp tục dịch đến quá trình sơ chế và xát vỏ trong cà phê. Các bạn sẽ có một số thông số thú vị thông qua bài viết này.
Sơ chế và xát vỏ
Nguyên nhân chính góp phần hình thành carbon tại trạm xay xát ướt là khí metan và một số khí nhà kính khác từ nước thải. Tại Kenya, nơi có quy trình chế biến ướt sử dụng lượng lớn nước để lên men, nguồn nước thải chưa được xử lý chiếm 97% phát thải trong giai đoạn chế biến (JJ Maina et al., 2015). Tại Costa Rica, Killian và cộng sự (2013) cũng tìm ra rằng khí thải từ nước thải chưa qua xử lý đóng góp 79% phát thải ở giai đoạn này và 32% tổng phát thải toàn giai đoạn sản xuất cà phê. Ở Trung Mỹ và Colombia, van Rikxoort và cộng sự (2014) đã phát hiện rằng khí thải từ quá trình lên men và nước thải chiếm 57% tổng lượng dấu chân các-bon của vỏ trấu
Do đó giảm lượng phát thải từ quá trình lên men được xem là giải pháp điển hình để giảm phát thải toàn diện trong sản xuất cà phê. Ví dụ như nhà sản xuất có thể sử dụng kỹ thuật lên men có khả năng giảm phát thải và lượng nước sử dụng, hoặc họ có thể giữ lai khí mêtan được tạo ra khi lên men để sử dụng với mục đích làm nguyên liệu. Các nhà sản xuất cũng có thể sử dụng kỹ thuật với chi phí thấp như hệ thống đất ngập nước kiến tạo để xử lý nước thải sau giai đoạn lên men.
Tuy nhiên, cách hiệu quả nhất để giảm lượng khí thải ở giai đoạn này là bỏ qua hoàn toàn quá trình lên men và thay vào đó, sử dụng phương pháp chế biến khô hoặc phương pháp chế biến ướt hiện đại (có sự can thiệp của máy móc). “Ngay cả hệ thống sản xuất hiệu quả nhất cũng không thể cân bằng lượng phát thải cao trong quá trình chế biến ướt” Rikxoort và các cộng sự viết. “Sản xuất cà phê với dấu chân các-bon ở mức thấp là gần như không thể nếu phương pháp chế biến ướt truyền thống còn tiếp tục được sử dụng.”
Các yếu tố đầu vào khác từ quá trình chế biến và xay xát vỏ, bao gồm nhiên liệu và điện năng sử dụng ở trạm xay xát khô và “các hoạt động hành chính” như việc gửi mẫu cà phê trước khi xuất xưởng bằng đường hàng không góp phần tạo thêm 1 lượng nhỏ dấu chân các-bon. Theo 1 nghiên cứu ở Tanzania, xay xát khô chỉ chiếm 0.4% tổng lượng khí thải các-bon trong sản xuất cà phê xanh.
Nguồn: Barista Hustle
ความคิดเห็น