top of page
Writer's pictureCo-CO

Cà phê Robusta mật ong là gì?

Updated: Sep 10, 2023

Là cách viết tắt của cà phê robusta sơ chế theo phương pháp mật ong.

  • No English version

Vậy phương pháp sơ chế mật ong là gì? – Có liên quan gì đến việc cho thêm mật ong vào cà phê không? Hay hương vị có thể giông giống vị mật ong nhỉ?

Trước hết, chúng ta cần ôn lại bài “Giải phẫu hạt cà phê” nhé (link bên dưới) Trái cà phê đi từ ngoài vào trong có các thành phần sau: vỏ trái cà phê, lớp thịt quả, chất nhầy, vỏ thóc, vỏ lụa sau đó là đến hạt cà phê.



Phương pháp sơ chế cơ bản có 3 phương pháp:

1. Sơ chế khô – nguyên trái cà phê phơi khô sau đó mới tách vỏ.

2. Sơ chế ướt – tách vỏ, ngâm trong nước để chất nhầy hoàn toàn được loại bỏ, đây cũng là quá trình lên men trong sơ chế ướt.

3. Sơ chế mật ong là phương pháp sơ chế ở giữa, được kết hợp bởi 2 phương pháp sơ chế khô và ướt. Đầu tiên tách vỏ và thịt quả, giữ nguyên phần chất nhầy của trái rồi đem phơi khô.


Vì chất nhầy của cà phê khá dính và ngọt giống như mật ong, nên được lấy để đặt tên cho phương pháp này. Thật ra nếu gọi tên phương pháp sơ chế này là phương pháp sơ chế với chất nhầy, hoặc sơ chế bán ướt cũng sẽ bị kém hấp dẫn hơn nhiều.


Phương pháp mật ong ngày càng được ưa chuộng và được chia ra thành nhiều cấp độ “mật ong” khác nhau tùy thuộc vào bao nhiêu phần trăm chất nhầy còn lại trên hạt cà phê. Cấp độ “mật ong” được chia ra thành: white, yellow, red và black honey. Hiểu đơn giản chính là phần trăm chất nhầy còn giữ lại trên hạt nhiều nhất sẽ được gọi là black honey, ít nhất nên màu nhạt nhất được phân là white honey.


Cà phê sơ chế kiểu mật ong khắc phục được các khuyết điểm của 2 phương pháp sơ chế còn lại: tiết kiệm nước hơn so với phương pháp sơ chế ướt, giúp rút ngắn thời gian và sự kém đồng đều khi phơi so với phương pháp sơ chế khô. Tuy nhiên, khuyết điểm là cần nhiều công sức kiểm tra trong quá trình lên men hơn. Càng nhiều chất nhầy ở lại với hạt, càng giúp hấp thụ vị ngọt trong cà phê được tốt hơn, mặc dù quá trình lên men sẽ càng phức tạp.

Cà phê Robusta ở Việt Nam chủ yếu được sơ chế theo phương pháp truyền thống là phương pháp sơ chế khô vì giá bán ra ngoài thị trường dễ chịu hơn.


Jayson – founder củaPhin Xanh CaPhe Roastery– là một trong các nhà rang xay cà phê tập trung nhiều vào sản phẩm cà phê Robusta mật ong, bởi vì anh ấy nhìn thấy được tiềm năng của phương pháp này đối với giống cà phê được cho là có vị đắng cao do nồng độ caffein cao. Mặc dù có thể việc thuyết phục khách hàng ngay ban đầu có chút khó khăn, nhiều khách hàng phải rất cân nhắc về sự “nâng cấp” này, nhưng phần lớn họ đều không nỡ rời đi nếu đã “lỡ” dùng thử.

15 views0 comments

Comentarios


bottom of page