top of page
Writer's pictureCo-CO

Cà phê hòa tan phiên bản specialty?

Updated: Aug 6, 2023

Sau khi tuyên bố hợp tác vào năm 2018, Starbucks và Nestlé đã tung ra dòng cà phê hòa tan “premium” vào tháng 2 năm 2020. Những sản phẩm này hiện đã có mặt ở một số quốc gia, bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Úc, Malaysia, Brazil, Anh và Mexico. Trong một tuyên bố chung, cả Starbucks và Nestlé đều thừa nhận sự phát triển nhanh chóng của thị trường cà phê hòa tan.



Có nhiều ý kiến trái chiều về phiên bản cà phê hòa tan phiên bản “specialty” – bởi vì ngay từ lúc bắt đầu, cà phê hòa tan đã có danh tiếng không tốt về mùi vị vốn có.

Sử dụng cà phê đặc sản cho cà phê hòa tan cũng sẽ làm tăng giá thành sản phẩm, vì vậy sẽ vô tình xây dựng một rào cản cho người tiêu dùng khi tiếp cận cà phê hòa tan: tiện dụng, dễ dàng tìm thấy, giá cả phải chăng.


Quay trở lại bài toán mà dân cà phê vốn dĩ luôn phải đối đầu: cố gắng làm cà phê dễ tiếp cận hơn, tiếp cận đến số đông người tiêu dùng hơn, và giúp họ hiểu được tại sao cà phê này lại có giá cao hơn cà phê kia, bài toán mà chúng ta luôn nỗ lực làm việc mỗi ngày để đi đến lời giải.


Gameshow The Coffee Road tháng 11 sắp đến của Co-Consistency và B’laca Coffee hi vọng có thể giải được 1 phần nhỏ của bài toán tiếp cận này. Các bạn cùng đợi và tham gia với chúng mình nhé?

 

Bây giờ thì, chúng ta cùng tìm hiểu Sơ lược lịch sử về cà phê hòa tan nào.


Ngày nay, cà phê hòa tan chiếm khoảng 25% tổng lượng cà phê pha uống bán lẻ được tiêu thụ trên toàn thế giới. Nó đã đạt được thành quả này như thế nào?


Mặc dù cà phê hòa tan đã được phát minh vào thế kỷ 18, nhưng nó chỉ trở nên phổ biến từ trong chiến tranh thế giới thứ I như một phần trong khẩu phần ăn của binh lính. Sau thế chiến thứ I, tình trạng trì trệ nền kinh tế toàn cầu đã gây nên thặng dư cà phê toàn quốc khắp Brazil. Vào khoảng năm 1930, Nestlé và Brazillian Coffee đã cùng nhau phát triển 1 loại cà phê hòa tan, sau đó được biết đến rộng rãi ở Thế chiến thứ II.


Từ đó sự nổi tiếng của nó ngày càng tăng. Vào những năm 1960, phương pháp sấy lạnh đã ra đời để cải thiện chất lượng cũng như hương vị của cà phê hòa tan. Cà phê hòa tan ngày nay vẫn được áp dụng phương pháp này, cùng với phương pháp chính là sấy phun.


Hiện nay, cà phê uống liền (như cà phê hòa tan, cà phê bột hoặc dạng hạt to) được xuất khẩu dưới dạng thành phẩm. Việc vận chuyển chúng dễ dàng hơn so với cà phê chưa qua chế biến hay cà phê rang. Trọng lượng cũng nhẹ hơn cà nguyên hạt, có thể chịu được điều kiện môi trường khắc nghiệt và nó thường là Robusta thay vì Arabica. Nhìn chung, đây là giải pháp tiết kiệm và tiện lợi.


Báo cáo của ICO đến tháng 7 năm 2020, cà phê hòa tan chiếm 9.1% tổng lượng cà phê được vận chuyển trên toàn thế giới- tăng 1% cùng kỳ so với năm ngoái. Thị trường cà phê hòa tan dự kiến sẽ tăng thêm 4.2% hàng năm cho đến năm 2024. Trong đó, Châu Âu là nước tiêu thụ cà phê hòa tan lớn nhất thế giới với thị phần chiếm 37%, tiếp theo là Trung Quốc (12%), và Mỹ (11%).


Theo báo cáo của Euromonitor, nhu cầu tiêu thụ cà phê hòa tan hiện nay thường đến từ thị trường đang phát triển, nhờ vào giá thành phải chăng và tính tiện lợi của nó.


Ở các quốc gia có thị trường cà phê đặc sản lâu đời, sẽ gặp những quan điểm phân loại phức tạp hơn. Tuy thế, sẽ có những cơ hội lớn ở những nước này nếu ưu điểm của cà phê hòa tan được tận dụng 1 cách hiệu quả.


Nhu cầu sử dụng cà phê hòa tan hay còn gọi là cà phê uống liền đã bền vững trải qua nhiều thập kỉ bởi tính tiện lợi và hợp túi tiền của nó. Trong những năm gần đây, một số công ty cà phê lớn chọn đầu tư vào mảng này với hy vọng mở rộng thị phần.


Nguồn: Perfect Daily Grind

36 views0 comments

Commenti


bottom of page