/English below/
Nguyễn Trung Đức – B’laca Coffee
“We never know what tomorrow brings, but at some point in life, good things will come. Stay possitive!”
Cử nhân tài chính và đã có trải nghiệm qua bộ phận thiết kế và phát triển sản phẩm ngành giày. Chưa bao giờ Đức nghĩ cà phê lại đưa mình đi xa đến thế.
Cách đây 1 năm, Đức thành lập các hợp tác xã sản xuất cà phê chất lượng cao và hướng dẫn cho bà con nông dân các phương pháp sơ chế cà phê đạt chuẩn. Ngoài ra, để đảm bảo đầu ra - là điều quan trọng nhất – Đức thành lập công ty thương mại Cà Phê B'laca để phân phối các sản phẩm từ những hợp tác xã này đến thị trường tiêu dùng.
Thành quả lớn nhất sau mùa vụ đầu tiên Đức nhận được có lẽ là giúp bà con tin tưởng hơn vào “cái nghề cà phê” mà họ đã chọn gắn bó, bởi vì cùng với Đức, họ nhìn thấy được tiềm năng của những vụ mùa sắp tới. Ngoài niềm hạnh phúc không thể diễn tả bằng lời nói, thành quả này còn giúp chính Đức củng cố niềm tin của bản thân khi đã chọn rẽ sang một hướng hoàn toàn mới mẻ trên con đường sự nghiệp.
Vị đắng trong cà phê luôn là một rào cản ngăn không cho nhiều người tiếp cận nó, tuy nhiên, khi rào cản này được mở ra, hầu hết mọi người đều rất sẵn sàng đi lạc vào trong thế giới đấy. Phương thức gỡ bỏ rào cản này trước giờ vẫn rất đa dạng nhưng ở trường hợp của Đức chính là 1 ly cà phê được pha bằng phương pháp V60 tại thành phố Đà Lạt – hạt gì thì Đức không nhớ tại lúc đó nghĩ cà phê là – cà phê – có gì khác nhau đâu?
Cũng vì tính tò mò, Đức quyết định tìm hiểu nhiều hơn về cà phê, và cách anh ấy chọn tìm hiểu là đi từ gốc chứ không đi từ thành phẩm. Trong những lần du lịch đến các vùng nguyên liệu, anh đều cố gắng ghé thăm các vườn cà phê, rồi dần dần nhìn thấy một “mẫu số chung” của nông dân làm cà phê chính là - đa phần đều khó khăn. Việt Nam là một trong những đất nước đứng đầu về xuất khẩu cà phê mà chất lượng đời sống của người sản xuất không được đảm bảo thì quả là có gì đấy không đúng.
Càng đi sâu, càng lún. Đức nhận thấy rằng, chúng ta luôn đổ lỗi cho người nông dân không làm cà phê nghiêm túc, nhưng lại quên rằng chính thị trường dễ dãi mới là nguyên nhân chính của những vấn đề về hạt cà phê kém chất lượng.
Đây cũng là động lực lớn nhất dẫn Đức đi vào ngành cà phê. Mặc dù càng đi càng thấy ngành này rộng lớn quá và thỉnh thoảng cảm thấy không đủ sức, Đức vẫn giữ nguyên quan điểm của mình tìm một đầu ra với tiêu chí không dễ dãi về chất lượng, sau đó quay lại đầu tư cho đời sống người nông dân. Có như vậy thì phát triển mới bền vững.
Với vai trò là một entrepreneur, Đức tham gia vào Co-CO dự án 2 với niềm tin khi làm việc với một cộng đồng trẻ, đầy nhiệt huyết, sự yếu thế về chuyên môn mà anh thỉnh thoảng cảm thấy sẽ giảm đi phần nào, song song chính là khả năng rút ngắn con đường dẫn đến tương lai mà anh muốn nhìn thấy – chất lượng sống người nông dân được cải thiện, cà phê chất lượng trở nên bình thường.
With a bachelor’s degree of finance, He experienced a job in design and development department of a shoes organization, hence never thought coffee can change his future this much.
1 year ago, Duc held a production co-operative for high quality coffee and instructed farmers here how to approach standard coffee processing. Moreover, for the purpose of ensuring sustainable consumption which plays a vital role in his operation, Duc has established B’laca coffee trading company for product distribution.
Perhaps the greatest achievement after his first harvest season was that the farmers then could be heartened to put their faith in “coffee career” which they chose to live on, because together with Duc, they could foresee the potential of upcoming crops. Speechless with happiness, this achievement also helped him boost his self-confidence when he decided to move his career in a whole new direction.
The bitterness in coffee is always a barrier deterring people from enjoying it, however, if you are able to break it down, you will see how interesting the coffee is. So how did Duc break the barrier? It was a cup of V60 coffee being brewed in Dalat city that made him change his mind on coffee definition.
His curiosity urged him to learn more about coffee, and he chose not to learn from the goods but the root. During his travels to the region of cultivation, he always spent most of his time on visiting coffee growing areas and realized that the main issue all farmers facing was poverty. It is ashamed to admit that Vietnam is a leading country in exporting coffee, but the quality of farmers’ life is not guaranteed.
The more he learns, the more he understands the real problem. We often blame the farmers for not serious and effective at work but forget it is easy market that leads to poor quality coffee beans.
This was also the biggest driving force behind his decision to get into coffee industry. Although sometimes he felt getting lost in his career path, Duc stuck to the initial core perspective – ensure consistent consumption market which is strict in quality; from then he can improve the farmers’ life later on.
Being an entrepreneur, Duc attends to Co-CO project with a strong belief that his weakness in coffee professional will not be a problem when having a chance to work with a young and full of enthusiastic coffee-community. In addition, he eagers to witness expected outcome in a nearer future- it is when the farmers’ life is improved and people aware of how quality coffee is.
Bình luận