/English below/
Trần Lê Minh Trúc - Ếch ngồi đáy giếng
Đi với cà phê cả một chặng đường, nói dài không dài ngắn cũng không hẳn. Bi nói “Nhớ hồi xưa lúc mới vô ngành thì mình là trẻ nhất, còn bây giờ đã là tiền bối rồi, mấy đứa nhỏ giờ khó dạy lắm...”
Dễ thương!
Làm cà phê cũng lâu rồi, càng làm càng thấy sức mình bé tí tẹo, đi hô hào nói luôn nỗ lực vì cái ngành này, sẽ làm hết mình để cái ngành này càng ngày càng phát triển, để cà phê Việt trở nên tốt hơn mỗi ngày, để tự hào là đứa con của đất nước vùng nguyên liệu nhất nhì thế giới...
Nhưng thiệt ra, càng làm càng thấy sức mình chỉ cỡ 1 ngọn sóng, lâu lâu va vào bờ gây chú ý rồi tan đi luôn giữa biển...
Lâu lâu thấy mình bị lạc lối, quanh đi quẩn lại không tìm thấy lối ra, rồi lại đâm đầu vào cà phê, tại vì đó là ngõ cụt nhưng rồi lại cũng là một con đường...
Bi nói, có thể những thứ mình làm không có sức ảnh hưởng khổng lồ, nhưng không có nghĩa là vì vậy mà mình có thể lười biếng, có thể làm sai. Bởi vì, dù muốn hay không xung quanh vẫn luôn có những người theo dõi mình, học hỏi mình. Nếu mình làm sai, cả nhóm người hoàn toàn mới ấy sẽ nghĩ việc làm sai đó là đúng, và nếu nhóm người đó đi dạy thêm cho những người khác nữa thì thật kinh khủng.
Vì vậy, Bi luôn có những tiêu chuẩn khắt khe trong công việc của mình, không cho phép bản thân làm những điều trái nguyên tắc. Trước hết, là để bản thân không cảm thấy hỗ thẹn khi làm bất cứ điều gì, sau đó là hi vọng không dạy điều xấu cho ai cả.
Bi chọn hình ảnh ếch xanh đại diện cho Every Half Bean là bởi vì sau sự kiện Hoàng Tử Ếch (24-25/8/2019) – sự kiện giới thiệu cà phê Mandheling đến với mọi người, Bi càng cảm thấy cá nhân bạn ấy liên quan mật thiết đến chú ếch này.
Có phải cuộc sống xã hội phát triển đã dạy chúng ta chăm chút nhiều hơn về mặt hình ảnh truyền thông mà quên mất đi bản sắc của mình?
Thỉnh thoảng, Bi tự cho mình là Ếch ngồi đáy giếng là để nhắc nhở chính mình, để luôn phấn đấu hơn mỗi ngày, để ít nhất nếu không nhảy ra được khỏi giếng, cũng có thể tiến gần hơn đến miệng giếng.
Có nhiều tâm sự về ngành này, nhưng Bi hi vọng chúng ta luôn sống cho chính mình, thể hiện rõ bản sắc, cái hồn vào bất cứ công việc yêu thích nào, chứ không chỉ chăm chút xây dựng những hình ảnh truyền thông xinh đẹp, nhưng tối về lại tự hỏi “Mình thật sự là ai?”
Dù sức nhỏ, nhưng Bi thích tham gia những hoạt động thiêng về cộng đồng, vì ở đó, Bi thấy cuộc sống thật đa dạng, đầy màu sắc và thật đáng sống.
Hẹn gặp các bạn trong Gameshow The Coffee Road vào tháng 11 này.
---
Vì sao Mandheling, Indonesia lại được Bi đặt tên là Hoàng Tử Ếch?
Từ khi còn là quả trên cây, Mandheling đã được xem là hoàng tử nhỏ, khi đội trên mình một cánh đài tí hon như chiếc vương miện vàng, rất đáng yêu. Cái tên Crown Mandheling cũng từ đấy mà được truyền đi. Để thích nghi với điều kiện môi trường, nông hộ đã chọn cách process rất đặc biệt dành cho giống cà này: Wet-hulling (Giling Basha). Nó là sự biến thể của phương pháp Wet Process. Cà phê sau khi hái sẽ được tách vỏ sau đó lên men, rồi đem phơi. Nhưng ở Wet-Hulling, việc phơi cà sẽ được gián đoạn khi hạt vẫn còn 25-35% độ ẩm. Cà thóc sẽ được tách vỏ thóc thông qua máy Wet-huller trong khi hạt đang ở độ ẩm cao, còn mềm và nhạy cảm. Sau đó hạt sẽ được mang đi phơi khô để nhanh chóng đạt đến độ ẩm 11-12%. Phương pháp này vô tình khiến hạt cà phê trở nên xấu xí và có vẻ ngoài xanh khác lạ.
Từ hoàng tử Crown Mandheling nhỏ với chiếc vương miện trên đầu, bỗng chốc trở thành “chú ếch” xấu xí với vẻ ngoài xanh khác lạ. Hạt cà phê này đã gây rất nhiều tranh cãi trong ngành khi được mang đi giao thương toàn cầu. Một số cho rằng những nốt gỗ, đất trong hương vị, được gây ra từ quá trình phơi hạt trần đã lấn át những hương vị đặc trưng khác.
Nhưng bạn biết đó "consistently producing great lots", Wet-hulled còn sản sinh ra những mẻ cà phê thực-sự-xuất-sắc!
Tran Le Minh Truc – Frog in a well
Coffee has played as a companion in his dream journey which is neither long nor short. He said “Remember the days I got into this career, I was the youngest. Now I have become a senior and totally understood how hard it is to teach the young ones…”
How cute!
Having been making coffee for years, he realizes the more experiences he has, the less he feels he can contribute to this career. He confidently proclaimed to put all his effort into this field, try all his best to develop it, especially, wish to make Vietnamese coffee well known and in the end, can be proud of as a son in one of the biggest coffee land in the world…
But in reality his attempt just seems like a wave, sometimes crashes against the shore to get people’s attention then dissolves in the sea without any notice…
He found himself getting lost more than once, he, at those times, wandered around with no idea how to escape, then had to get down to coffee again as he thought it was perhaps a blind alley but could be a way, too…
He says, all he has done may not bring great influence on people out there, it does not mean that he can be lazy and do anything wrong. Because there are still friends following and wishing to learn from him. If carelessly making mistakes, the whole junior group will think they are learning the right thing, then it will become a disaster if these people use the wrong knowledge to teach the others.
Hence, Bi always has his own strict disciplines at work, he does not allow himself doing anything against the principles. Firstly, he wishes not to feel ashamed for doing anything. Secondly, he hopes not to teach wrong things to anyone.
The image of a green frog was chosen to represent Every Half Bean because he feels it is intimately linked to himself since The Frog Prince event (24-25/8/2019) introduced Mandheling coffee to the public
Has modern life nowadays taught us to care of social media image much more than our identity? Are we losing our identity to social media?
Sometimes, Bi assumes himself as the frog sitting at the bottom of the well, just in order to remind himself of striving every single day. If he cannot jump out of the well, at least he can approach closer to its lip.
There are so many things Bi wants to confide, the most important thing one is that we must live for ourselves, express our cultural identity and our soul to everything we like to do, do not only focus on building up your media image then one day have to wonder “Who am I really?”
Despite of his young age, Bi specially likes to participate in social activities, because in there, he finds his life varied, colorful, and worth living
See you at Gameshow The Coffee Road this November.
---
Why was Mandheling, Indonesia named The Frog Prince?
When it is green, Mandheling is called a little prince because it wears a tiny seal like a golden crown, lovely! The name Crown Mandheling was derived and spread from this story. With the purpose to easily adapt to the environment conditions, farmers have chosen a special way to process it: Wet-hulling (Giling Basha). It is a variation of Wet Process. After handpicking it, farmers separate the coffee parchment skin from the pulp then ferment and dry. But in Wet-Hulling method, coffee needs to be dried to 25-35% moisture rate. Then the hull and husk are removed at a high moisture level when it is still soft and sensitive by a Wet-huller machine. After that, sun-drying will quickly follow until reaching a 11-12% moister rate. This method unintentionally makes the coffee beans look ugly and have an uncommon green appearance.
A little prince Crown Mandheling with a crown on its head now transforms into an ugly frog with strange green appearance. This type of coffee bean has caused controversy when it is traded globally. Some said the woody and earthy notes made by this processing method that overwhelmed other specific flavors.
It is said "consistently producing great lots", Wet-hulled has really produced great batches of coffee!
Kommentare